Cần sa và luật pháp - Cannabis and the law

Xin lưu ý: những thông tin về cần sa và luật pháp trên tờ thông tin này không phải là tư vấn pháp lý và không nên dựa vào cách này, mặc dù thông tin chính xác vào thời điểm thông tin được công bố. Những người muốn tư vấn pháp lý nên tham khảo ý kiến luật sư.

Tại Úc, cần sa có phải là loại ma túy bất hợp pháp không? – Is cannabis illegal in Australia?

Sử dụng, sở hữu, trồng hoặc bán cần sa tại Úc là bất hợp pháp, nhưng các hình phạt cho hành vi phạm pháp khác nhau ở mỗi tiểu bang và lãnh thổ. Tại một số bang, nếu một người bị bắt với một “số lượng nhỏ”, họ có thể bị phạt $50, trong khi ở các bang khác họ có thể bị buộc tội hình sự và bị phạt một số tiền lớn hơn nhiều, hoặc thậm chí bị kết án tù. Định nghĩa của “một lượng cần sa nhỏ” cũng khác nhau giữa các tiểu bang và lãnh thổ. Để đối phó lại với việc gia tăng canh tác cần sa thủy canh (cần sa trồng trong các dung dịch giàu dinh dưỡng thường là dưới ánh sáng nhân tạo), tại Úc, Đạo Luật về Lạm Dụng và Buôn Bán Ma Túy (1985) đã được sửa đổi vào năm 2006. Việc sửa đổi luật đã giảm số lượng cần sa trồng trong nhà xuống một số lượng để được xem là ‘số lượng thương mại’ và ‘số lượng thương mại lớn’.

Sự khác biệt giữa việc bỏ không buộc tội và hợp pháp hoá là gì? – What is the difference between decriminalisation and legalisation?

Một số vùng pháp lý đã xóa bỏ việc buộc tội những phạm pháp nhỏ về cần sa, chẳng hạn như sở hữu một lượng nhỏ để sử dụng cá nhân. Điều này có nghĩa là hành vi phạm pháp có thể bị xử lý bằng một hình phạt dân sự, chẳng hạn như phạt tiền, chứ không phải bằng buộc tội hình sự. Lái xe quá tốc độ là một thí dụ về một phạm pháp thường được xử lý bằng một hình phạt dân sự.

Nếu một hành vi phạm pháp được xóa bỏ không bị buộc tội, thì nó không có nghĩa là việc vi phạm đó là hợp pháp, đương khi hợp pháp hóa cần sa có nghĩa là cần sa sẽ không còn là một loại ma túy bất hợp pháp, nhưng sẽ là một loại ma túy hợp pháp như rượu và thuốc lá.

Những tiểu bang và vùng lãnh thổ nào đã xóa bỏ buộc tội về cần sa? – Which states and territories have decriminalised cannabis?

Các tiểu bang và vùng lãnh thổ sau đây đã xóa bỏ buộc tội những phạm pháp nhỏ về cần sa. Bất kỳ vi phạm pháp nào về cần sa, vẫn là hành vi bất hợp pháp.

Lãnh Thổ Thủ Đô Úc – Australian Capital Territory

Lãnh thổ thủ đô Úc đã đưa ra một hệ thống hình phạt dân sự đối với việc sở hữu “những lượng nhỏ” cần sa vào năm 1993. Nếu người nào bị bắt với hai cây cần sa không trồng bằng phương pháp thủy canh, hoặc lên đến 25 gram cần sa (nguyên liệu cây cần sa ), họ bị phạt $100 với hạn 60 ngày chuộc tội (nộp tiền phạt) thay vì bị buộc tội hình sự. Thay vì trả tiền phạt, có thể chọn tham dự một chương trình thẩm định và điều trị ma túy.

Nam Úc – South Australia

Năm 1987, Nam Úc là tiểu bang đầu tiên xóa bỏ buộc tội vi phạm nhỏ về cần sa. Sở hữu lên đến 100 gram cần sa, 20 gram nhựa cần sa (hash), một cây không trồng bằng thủy canh hoặc có dụng cụ hút cần sa, thì bị phạt tiền từ $50 đến $150 với thời hạn 60 ngày để nộp tiền phạt.

Lãnh Thổ Bắc Úc – Northern Territory

Từ năm 1996, người lớn bị bắt sở hữu 50 gram cần sa, một gram dầu hash, 10 gram hash (nhựa cần sa) hoặc hạt giống cần sa, hoặc hai cây không trồng bằng thủy canh có thể bị phạt $200 với thời hạn 28 ngày để nộp tiền phạt hơn là phải đương đầu với việc buộc tội hình sự.

Bảng 1

Vi phạm nhẹ về cần sa tại các vùng pháp lý (khu vực có thẩm quyền xét xử) đã xóa bỏ buộc tội hình sự về cần sa

Khu vực có thẩm quyền xét xử (năm bắt đầu) Lượng cần sa tối đa được phép Những ngoại trừ Tiền phạt Lựa chọn thay vì trả tiền phạt
Nam Úc – SA (1987)
  • 100 grams nguyên liệu
  • 20 grams nhựa
  • 1 cây
Trồng nhân tạo; $50–$150 Nhận án hình sự
Lãnh Thổ Thủ Đô – ACT(1992)
  • 25 grams nguyên liệu
  • 2 cây
Trồng nhân tạo; Nhựa cần sa và dầu $100 Tham dự chương trình thẩm định và điều trị ma túy
Lãnh Thổ Bắc Úc – NT (1996)
  • 50 grams nguyên liệu
  • 10 grams nhựa
  • 1 gram dầu
  • 10 grams hạt giống
  • 2 cây
  $200 Nợ với tiểu bang, không bị kết án – các em thiếu nhi bị gởi đi thẩm định

Còn ở các tiểu bang khác thì sao? – What happens in other states?

Tại các tiểu bang khác, bất kỳ hành vi phạm pháp nào về cần sa là một hành vi phạm tội hình sự. Nếu người nào bị cáo buộc sở hữu cần sa trong các tiểu bang này và bị kết án có tội, họ có thể bị phạt tiền nặng hoặc bị tù và sẽ có hồ sơ tội phạm.

Tuy nhiên nếu bị bắt với một lượng nhỏ cần sa lần đầu tiên, có thể sẽ không bị án hình sự, bởi vì tại các tiểu bang này có tổ chức các Chương Trình Chuyển Hướng (Diversion Programs). Các chương trình chuyển hướng (Diversion) nhằm mục đích để chuyển tội phạm ma túy không bạo động từ hệ thống tư pháp hình sự qua dịch vụ thẩm định, giáo dục và điều trị thích hợp. Mục đích các chương trình này là để phá vỡ chu kỳ tội phạm liên quan đến sử dụng ma túy bất hợp pháp bằng cách giải quyết những nguyên nhân cơ bản của hoạt động tội phạm và bằng cách khuyến khích tội phạm giải quyết sớm vấn đề ma túy của họ.

Cần lưu ý rằng thường là tùy vào nhân viên cảnh sát có “chuyển hướng” kẻ phạm pháp hoặc truy tố hay không. Ngoài ra, thiếu niên (dưới 18 tuổi), hoặc những người có tiền sử tội phạm ma túy hay bạo lực không đủ điều kiện để tham gia chương trình chuyển hướng. Các thiếu niên có thể được xử lý theo luật riêng của tiểu bang như Đạo Luật về Tội Phạm Trẻ năm 1997 (NSW) tìm cách đưa tội phạm trẻ từ tòa án sang các hình thức can thiệp khác.

New South Wales

Nếu bị bắt đến 15 gram cần sa ở New South Wales, có thể bị nhân viên cảnh sát “cảnh cáo khiển trách” bao gồm thông tin về tác hại liên quan với việc sử dụng cần sa và số điện thoại để gọi dịch vụ thông tin liên quan đến ma túy hoặc giới thiệu dịch vụ điều trị. Mỗi cá nhân chỉ được cảnh cáo hai lần.

Victoria

Một cảnh sát có thể cảnh cáo và cho phép người phạm pháp cơ hội để tham dự chương trình giáo dục về cần sa nếu họ bị bắt với hơn 50 gram cần sa. Giống như New South Wales, mỗi tội phạm chỉ được cảnh cáo hai lần.

Tasmania

Một người bị bắt gặp sở hữu lên đến 50 gram cần sa có thể bị cảnh cáo đến ba lần trong mười năm. Trong lần cảnh cáo đầu tiên, tội phạm được cung cấp thông tin và giới thiệu đi điều trị. Một cuộc thảo luận ngắn được đưa ra trong lần cảnh cáo thứ hai. Trong lần cảnh cáo thứ ba và là lần cuối cùng, người phạm tội phải được thẩm định về mức độ lệ thuộc ma túy và tham dự chương trình ‘thảo luận giáo dục ngắn’ (brief intervention) hoặc chương trình điều trị.

Queensland

Nhân viên cảnh sát ở Queensland cho chọn lựa chương trình chuyển hướng (diversion) nếu phạm nhân sở hữu lên đến 50 gram cần sa. Đây là tiểu bang duy nhất bắt buộc người phạm tội cần sa với lượng nhỏ phải tham dự chương trình chuyển hướng – ở các tiểu bang khác, thì tùy thuộc vào các nhân viên cảnh sát có cho phép phạm nhân tham dự chương trình chuyển hướng hay không hoặc buộc tội. Chương trình chuyển hướng bao gồm việc thẩm định bắt buộc và chương trình ‘thảo luận giáo dục ngắn’ (brief intervention). Mỗi phạm nhân chỉ được phép chọn lựa chương trình chuyển hướng một lần.

Tây Úc

Năm 2004, Tây Úc đã đề ra một kế hoạch hình phạt dân sự đối với việc sở hữu cần sa.

Với sự thay đổi của chính phủ trong năm 2008, kế hoạch này đã bị đảo ngược. Từ tháng 8 năm 2011, cá nhân sở hữu không quá 10 gram cần sa thu hoạch và / hoặc có một dụng cụ để hút và nếu không có tiền án vi phạm tội cần sa, sẽ bị yêu cầu tham dự ‘thảo luận giáo dục ngắn’ (brief intervention) về Cần sa (Cannabis Intervention Session – CIS) trong vòng 28 ngày hoặc nhận giấy truy tố về tội phạm pháp về cần sa. Tất cả những vi phạm trồng cần sa sẽ bị án hình sự.

Bảng 2

Chương trình chuyển hướng cho những vi phạm nhỏ về cần sa

Khu vực có thẩm quyền xét xử (năm lập luật) Lượng cần sa tối đa được phép chọn lựa chương trình chuyển hướng Số lần tối đa được phép cảnh cáo Chương trình chuyển hướng
TAS (1998) 50 grams 3 lần trong
10 năm
  • Vi phạm lần đầu: cảnh cáo, thêm thông tin và giới thiệu điều trị
  • Vi phạm lần thứ hai: ‘thảo luận giáo dục ngắn’
  • Vi phạm lần thứ ba: thẩm định và điều trị hoặc ‘thảo luận giáo dục ngắn’
VIC (1998) 50 grams 2 Giấy cảnh cáo và chương trình giáo dục tình nguyện
NSW (2000) 15 grams 2 Cảnh cáo, thông tin và giới thiệu điều trị
QLD (2001) 50 grams 1 Thẩm định bắt buộc và ‘thảo luận giáo dục ngắn’
WA (2011) 10 grams 1 (người lớn)
3 (thiếu niên)
Cảnh cáo và ‘thảo luận giáo dục ngắn’ về cần sa (Cannabis brief intervention)

download-pdf.png