Mặc dù tỷ lệ sử dụng cần sa gần đây ở nhiều quốc gia có sự giảm bớt, nhưng đối với những người sử dụng, đặc biệt là những người bắt đầu sử dụng cần sa khi còn trẻ và sử dụng nhiều, việc cai nghiện thường cần thiết để giải quyết các vấn đề có liên quan với việc sử dụng. Những lý do thúc đẩy cai nghiện cần sa có thể bao gồm một số vấn đề thể lý và tâm lý, cũng như sự lệ thuộc (nghiện ngập). Lệ thuộc (nghiện ngập) nghĩa là người ta vẫn tiếp tục sử dụng cần sa mặc dù nó gây ra các vấn đề cho mình. Những triệu chứng vã thuốc (hội chứng cai thuốc) cũng thường xuất hiện khi người nghiện (lệ thuộc) cần sa ngừng sử dụng. Những triệu chứng vã thuốc này có thể bao gồm sự khó chịu, lo âu, trầm cảm, và rối loạn giấc ngủ.
Người ta ước tính rằng một trong mười người đã sử dụng cần sa trong đời sẽ bị lệ thuộc vào nó. Mặc dù số lượng người xin cai nghiện cần sa đang tăng lên, nhưng đa số những người lệ thuộc sẽ không tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với những người được điều trị, thách đố quan trọng nhất là duy trì những thay đổi tích cực đã đạt được sau khi họ chấm dứt việc điều trị.
Nghiên cứu về các can thiệp tâm lý đối với việc sử dụng cần sa bao gồm một số các phương pháp tư vấn, đặc biệt là những phương pháp dựa trên liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) và những phương pháp tăng cường động lực thúc đẩy (motivational enhancement approaches). Liệu Pháp Nhận Thức - Hành Vi (CBT) bao gồm việc hướng dẫn và thực hành các kỹ năng về hành vi và nhận thức để đối phó với các nguyên nhân có thể gây ra việc sử dụng trở lại (ví dụ như từ chối ma túy, đối phó với cơn thèm, quản lý tính khí, tránh những môi trường có ‘nguy cơ sử dụng’, quản lý các quan hệ và tìm kiếm các hoạt động thay thế ). Chủ yếu tập trung vào sự hiểu biết hơn cách thức các nguyên nhân, các tư tưởng và hành vi liên kết với nhau thế nào và sau đó phát triển những kỹ năng để tránh các nguyên nhân và / hoặc phát triển những cách thức hay hơn để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng. Phương pháp tăng cường động lực đã được đưa vào việc cai nghiện cần sa.
Tăng cường động lực không đối đầu với cá nhân về sự cần thiết phải thay đổi, nhưng khuyến khích và xây dựng động lực để thay đổi. Nhiều người trẻ đã tự giảm đáng kể việc sử dụng cần sa và các vấn đề liên quan qua phương pháp này. Trong số những người trẻ có những vấn đề tâm lý-xã hội và những vấn đền liên quan đến sử dụng phức tạp, việc can thiệp chuyên sâu dựa trên liệu pháp gia đình cho thấy có hứa hẹn cụ thể, đặc biệt là nếu họ cũng tham dự vào các vấn đề rộng hơn như ảnh hưởng đến bạn bè cùng trang lứa và cộng đồng (ví dụ như liệu pháp đa chiều trong gia đình). Thêm vào những hình thức can thiệp tâm lý này, kết hợp quản lý dự phòng (CM – contingency management) bằng cách cho tiền hoặc các ưu đãi khác để tham dự các cuộc hẹn hoặc khám nghiệm nước tiểu, với liệu pháp tăng cường động lực / liệu pháp nhận thức – hành vi (MET / CBT), dường như để cải thiện kết quả kiêng cữ trong và sau khi điều trị. Tuy nhiên, không biết liệu những lợi thế của kết hợp quản lý dự phòng với liệu pháp tăng cường động lực / liệu pháp nhận thức – hành vi có lợi nhiều hơn các chi phí phụ trội liên quan đến việc đối phó với những việc bất ngờ hay không.
Hai nhóm dễ bị tổn thương cần được điều trị cẩn thận là thanh thiếu niên và những người bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Thanh thiếu niên xem ra đã đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị kết hợp liệu pháp gia đình, tăng cường động lực, nhận thức hành vi, và quản lý dự phòng (theo những nghiên cứu gần đây). Những người vừa bị lệ thuộc vào cần sa vừa bị tâm thần (như lo âu, trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt) đặc biệt cần lựa chọn những phương pháp điều trị phối hợp đầy đủ can thiệp tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần và dịch vụ điều trị ma túy. Không phải tất cả nhân viên tư vấn hay trị liệu đều thành thạo trong việc cung cấp các phương pháp điều trị đầy đủ. Vì vậy, thanh thiếu niên và cá nhân với các vấn đề vừa ma túy vừa rối loạn tâm thần có thể cần hỗ trợ và tư vấn để tìm một người phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ và / hoặc có thể cần phải xem xét tìm kiếm sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như một nhà tâm lý học lâm sàng và một bác sĩ tâm thần. Một bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn có thể giúp làm một kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần để phối hợp điều trị. Các dịch vụ được các chuyên gia y tế như y tá, bác sĩ, chuyên viên tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhân viên xã hội và trị liệu nghề nghiệp cung cấp có thể được Medicare và các hãng bảo hiểm y tế tư giảm chi phí.
Có nhiều loại thuốc hiện đang được nghiên cứu hoặc có thể giảm bớt các triệu chứng vã cần sa hoặc ngăn chặn tác dụng của cần sa. Đây là những loại thuốc vẫn còn trong giai đoạn phát triển thử nghiệm. Dược Lý trị liệu có nhiều hy vọng là THC, một loại thuốc chủ vận (đồng tác), làm giảm triệu chứng cai nghiện cần sa, như methadone dùng điều trị cai nghiện các chất có á phiện. Một loại thuốc đối kháng cũng đã được chế tạo nhưng gần đây đã được lấy ra khỏi thị trường do lo ngại về an toàn trong việc điều trị trầm cảm. Một loạt các loại thuốc khác đang được nghiên cứu giai đoạn đầu.
Trong khi sự thành công của các chương trình hỗ trợ đồng đẳng cho người sử dụng cần sa đặc biệt rất ít được biết đến, có những cuộc họp của Những Người Nghiện Ma Túy Nặc Danh - Narcotics Anonymous (NA) cung cấp hỗ trợ cho những người muốn ngừng sử dụng ma túy. Nhóm Cần Sa Nặc Danh – Marijuana Anonymous (MA) đã được thành lập cách tương tự, đặc biệt để giúp đỡ những người có các vấn đề liên quan đến cần sa. Những cuộc họp này ít có tại Úc, bên ngoài khu vực đô thị.
Muốn biết thêm thông tin, xin hãy xem ‘Cần sa và Sức Khỏe Tâm Thần’ và ‘Từ ngữ tâm lý’. Cũng nên xem thêm trang ‘Điều trị’.